Kinh tế thuê bao là một mô hình kinh doanh, trong đó khách hàng phải đăng ký sử dụng và trả phí theo một tần suất nhất định (hàng tuần, hàng tháng hay hàng năm) để được tiếp cận với một sản phẩm hay dịch vụ nào đó.
Kinh tế thuê bao đang là hình thức mang lại kết quả kinh doanh ấn tượng cho nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới.
Kinh tế thuê bao – xu hướng tiêu dùng mới
Trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển và thay đổi từng ngày, vòng đời sản phẩm có xu hướng rút ngắn. Bên cạnh đó không gian sống trong môi trường đô thị ngày càng bị thu hẹp, nhu cầu cao trong việc sử dụng đa dạng sản phẩm, dịch vụ đã làm thay đổi mạnh mẽ xu hướng tiêu dùng.
Tập đoàn tư vấn của Mỹ – The Harris Group trong một cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng, người tiêu dùng dần không còn hứng thú với việc tích lũy tài sản. Thực tế này đã dẫn đến sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của một xu thế mới: nền kinh tế thuê bao.
Nếu với cách thức mua bán truyền thống, người tiêu dùng phải chi trả một khoản tiền để sở hữu một sản phẩm, sau một thời gian sử dụng nếu cảm thấy không hài lòng, thì lại phải chịu thêm “gánh nặng” về việc thanh lý hay về mặt chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng, thì việc đăng ký thuê bao một loại hình sản phẩm, dịch vụ giúp họ trút bỏ được nhiều phiền toái.
Người tiêu dùng không cần sở hữu tài sản mà vẫn được tận hưởng đầy đủ, thậm chí nhiều hơn những tiện ích với số tiền bỏ ra ban đầu không quá lớn. Một ví dụ điển hình cho sự chuyển dịch này chính là việc nhiều công ty không ký hợp đồng thuê văn phòng dài hạn, thay vào đó là thuê chỗ ngồi ở những không gian làm việc chung (co-working space), WeWork -công ty BĐS thương mại của Mỹ cung cấp không gian làm việc chung linh hoạt cho các công ty khởi nghiệp, chính là một ví dụ điển hình.
Những dịch vụ nghe nhạc trực tuyến trên Spotify, xem phim trên Netflix… cũng đang được đón nhận rộng rãi, chính là nền móng cho một sự phát triển vượt trội của hình thức kinh doanh “thuê bao” tại Việt Nam trong một tương lai gần.
Những doanh nghiệp thức thời trên thế giới thu về nguồn lợi nhuận khổng lồ từ mô hình “thuê bao” là minh chứng rõ nét nhất cho hiệu quả mà hình thức này mang lại. Trong vòng chưa đầy một thập kỷ, nhiều công ty cung cấp dịch vụ theo kiểu thuê bao đã chứng kiến mức tăng trưởng đáng kinh ngạc đến hơn 300%.
Trong làn sóng toàn cầu hoá, thị trường Hàn Quốc cũng không đứng ngoài “cuộc chơi” đầy sức hút này. Tại xứ sở Kim chi, các dịch vụ theo hình thức “thuê bao” diễn ra sôi động trong nhiều lĩnh vực.
Thay vì phải chi trả khoản tiền lên tới hàng chục nghìn USD để sở hữu một mẫu xe, “ông lớn” Hyundai cho phép khách hàng của mình tham gia một gói thuê bao với mức giá 600 USD/tháng.
Khi đó, những khách hàng này được thoải mái lựa chọn và thay đổi giữa những dòng xe họ thích. Ngay cả với những sản phẩm có giá trị thấp hơn như quần áo, chăn ga, nhiều công ty tại Hàn Quốc cũng triển khai cung cấp dưới dạng “thuê bao”, hướng đến đối tượng khách hàng yêu thích trải nghiệm sự tiện lợi, mới mẻ.
Thương hiệu nổi bật trong nền kinh tế thuê bao
Không phải ngẫu nhiên mà Hàn Quốc trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế thuê bao phát triển như hiện nay. Góp phần tạo nên xu hướng này tại thị trường Hàn Quốc cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, không thể không kể đến Coway – thương hiệu máy lọc nước và máy lọc không khí số nổi danh tại Hàn Quốc.
Cách thức mà Coway đã làm để “đặt chân” vào xu hướng kinh doanh này là chú trọng vào việc sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt và dịch vụ chuyên nghiệp, sau đó tạo cơ hội cho khách hàng được trải nghiệm bằng cách thuê sản phẩm trong ngắn hạn hoặc dài hạn.
Theo đại diện Coway, người tiêu dùng chỉ phải bỏ ra một khoản chi phí cố định hàng tháng để sử dụng một sản phẩm kèm dịch vụ của Coway trong nhà, được thay lõi lọc/màng lọc, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, vệ sinh, kiểm tra máy định kỳ bởi đội ngũ Cody (Coway Lady) chuyên nghiệp luôn hỗ trợ tận tình, chu đáo,mà không phát sinh thêm bất cứ chi phí nào. Đây cũng là điểm nổi bật trong dịch vụ chăm sóc khách hàng của Coway.
Nhờ đó, Coway đã có một kết quả kinh doanh ấn tượng, ngay cả trong giai đoạn khó khăn của đại dịch Covid-19. Đại diện Coway cho biết, trong năm 2020, thương hiệu đã ghi nhận lợi nhuận hàng năm ở mức 3.237,4 tỷ won, tăng 7,2% so với năm 2019 và lợi nhuận quý IV/2020 là 862,6 tỷ won, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Sau những thành công tại các thị trường khó tính như Hàn Quốc và Malaysia, Coway được kỳ vọng tiếp tục tạo nên làn sóng mới tại Việt Nam, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận với hình thức thuê máy lọc nước, máy lọc không khí đã và đang được Coway triển khai rộng rãi tại Việt Nam.
Ngoài ra, khách hàng vẫn có thể sở hữu riêng cho gia đình mình những sản phẩm của Coway tại các hệ thống siêu thị điện máy trên toàn quốc như: Nguyễn Kim, Mediamart…, mua hàng trực tiếp tại Coway Vina website hoặc các gian hàng chính thức của thương hiệu trên các sàn TMĐT lớn như Lazada, Shopee…
Từ tháng 2/2021, Coway Vina cũng thông báo, cặp đôi Đông Nhi – Ông Cao Thắng trở thành đại sứ thương hiệu để lan tỏa thông điệp “Nâng tầm sống – Trọn an tâm”, đem lại những trải nghiệm và sự tiện nghi cho người tiêu dùng Việt.
Nền kinh tế thuê bao tại Việt Nam với sự tham gia của những doanh nghiệp lớn như Coway được kỳ vọng sớm khởi sắc và ngày càng mang lại nhiều giá trị cho người dùng.
Để biết thêm thông tin chi tiết, liên hệ công ty TNHH Coway Vina qua Hotline: 1800556892
Fanpage: Facebook.com/cowayvina.official
Website: cowayvina.com.vn
Nguồn: https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/kinh-te-thue-bao-xu-huong-tieu-dung-tien-loi-719225.html